Các giai đoạn phát triển Bệnh_viện_Việt_Nam-Thụy_Điển

Giai đoạn tiếp quản và chuyển giao công nghệ (1981-1990)

Với quy mô 320 giường bệnh, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia Thụy Điển, cán bộ, nhân viên bệnh viện nhanh chóng tiếp quản cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và tiếp nhận kỹ thuật công nghệ vận hành bệnh viện và kỹ thuật công nghệ trong khám chữa bệnh, đặc biệt là các kỹ thuật tiên tiến về y học của các nước phát triển áp dụng tại bệnh viện thông qua các chuyên gia Thụy Điển làm việc tại bệnh viện. 

Giai đoạn phát triển năng lực (từ 1991 đến 1999)

Nhân viên bệnh viện tích cực học tập, đào tạo nâng cao năng lực. Được sự giúp đỡ của chuyên gia Thụy Điển và sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, nhiều kỹ thuật mới lần đầu tiên triển khai ở Việt Nam, như: Nội soi thực quản-dạ dày- tá tràng bằng ống soi mềm, phẫu thuật nội soi cắt u xơ tuyến tiền liệt, sử dụng kỹ thuật y học thích ứng trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh, … được nhân viên bệnh viện thực hiện. Năm 1990, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí là nơi đầu tiên ở Việt Nam phát hiện trực khuẩn Helicobacteria Pilory trong niêm mạc dạ dày-tá tràng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng làm thay đổi căn bản phương pháp điều trị. Năm 1993, Bệnh viện là nơi đầu tiên ở Việt Nam phát hiện trực khuẩn Lesmania; tổ chức cấp cứu thành công 2 vụ thảm họa bỏng xăng lớn trong khu vực với hơn 100 người bỏng nặng vào viện cùng 1 lúc, …

Năng lực và kinh nghiệm của nhân viên phát triển, mối quan hệ giữa bệnh viện với Thụy Điển chuyển sang hợp tác. Chuyên gia Thụy Điển và nhân viên bệnh viện đã hợp tác trong nghiên cứu khoa học và đào tạo. Nhiều đề tài nghiên cứu trong dự án SAREC, GECCCO đã được triển khai ở Việt. Bệnh viện là cơ sở học tập thực hành cho sinh viên y khoa các nước: Thụy Điển, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Pháp, …

Giai đoạn phát triển toàn diện (từ 1999 đến nay)

Sau khi xây dựng và đưa vào sử dụng, phía Thụy Điển tiếp tục viện trợ một phần kinh phí hoạt động bệnh viện. Viện trợ của Thụy Điển chấm dứt hoàn toàn vào 30/6/1999. Với sự sáng tạo trong quản lý và sự cố gắng vượt bậc của tập thể cán bộ, nhân viên, Bệnh viện đã hoạt động có nề nếp, áp dụng nhiều kỹ thuật mới, công nghệ cao, vì vậy Bệnh viện phát triển cả về quy mô cũng như chất lượng hoạt động, đặc biệt là từ năm 2006 (khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP có hiệu lực). Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp có thu, trong đó nguồn thu tại chỗ của bệnh viện chiếm tỷ lệ cao và đang dần thay thế nguồn kinh phí của Chính phủ cấp cho bệnh viện hàng năm, đủ để trang trải các khoản chí phí của bệnh viện. Vì vậy, Bệnh viện phát triển không ngừng lớn mạnh.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bệnh_viện_Việt_Nam-Thụy_Điển http://e.22220888.com/html/99.htm http://www.human-resources-health.com/content/7/1/... http://www.ingentaconnect.com/content/maney/atp/20... http://www.recombinomics.com/News/04060505/H5N1_Vi... http://www.pubmedcentral.nih.gov/articlerender.fcg... http://www.thanhtra.com.vn/Default.aspx?tabid=65&n... http://khoinghiep.org.vn/PortletBlank.aspx/08A06C4... http://www.vsh.org.vn/ http://suckhoedoisong.vn/2008125174057402p0c61/doi... http://www.vhdn.vn/index.php?option=com_content&vi...